Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Nhận xét về mối quan hệ giữa tác giả và độc giả nhà thơ Chế Lan Viên viết

Hỏi:
Đề ra: Nhận xét về mối quan hệ giữa tác giả và độc giả nhà thơ Chế Lan Viên viết :
“ Mình là ta đấy thôi, ta vẫn gửi cho mình
Sâu thẳm là mình ư? Lại là ta đấy
Ta gửi tro mình nhen thành lửa cháy
Ta gửi viên đá mình lại dựng nên thành.”
Nhờ mọi người giúp em dàn bài chi tiết cho đề này, các dẫn chứng lấy trong các tác phẩm văn học 11

Trả lời:
 luân điểm 1: phân tích , chỉ ra ý nghĩa của bài thơ :trong quan niệm của Chế Lan Viên, người đọc hiển nhiên trở thành người đồng sáng tạo với nhà thơ. Và sự sáng tạo của người đọc nhiều khi tạo ra cho tác phẩm những ý nghĩa mới mà chính tác giả, người sáng tạo ra tác phẩm cũng không ngờ đến
 Việc đồng sáng tạo của người đọc cũng là một quy luật tất yếu trong tiếp nhận thơ ca. Bởi vì “không nên quan niệm tác phẩm như một cái gì đó cố định, bất biến, trái lại về hình thức cũng như về nội dung, nó mang ý nghĩa của một cuộc đối thoại” (Huỳnh Như Phương) . Và cuộc đối thoại trong tác phẩm thơ chính là cuộc đối thoại giữa tác giả và người đọc mà trong đó người đọc là người đồng sáng tạo, là người viết tiếp những trang thơ, là đối tượng mà nhà thơ luôn hướng đến. Điều này đối với Chế Lan Viên không chỉ là quan niệm mà còn là một tâm niệm, một ý thức trách nhiệm của người cầm bút: “Tôi viết cho ai? Cho cả mọi người” (Nghĩ về thơ).
 Hai câu đầu: Mình là ta đấy thôi, ta vẫn gửi cho mình. Sâu thắm mình ư? Lại là ta đẩy! Hai câu thơ thể hiện quan niệm sâu sắc của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với bạn đọc cũng như trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, bạn đọc luôn có sự đồng cảm với nhà văn. Sự đồng cảm phải có được nơi tận cùng "sâu thắm " thì tác phẩm mới thực sự là tiếng nói chung, là nơi gặp gỡ của tâm hồn, tình cảm con người,
 Hai câu sau là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc: Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy, Gửi viên đá con, mình dựng lại nên thành. Nhà văn viết tác phẩm văn học là sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều đã được gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật và nghệ thuật chỉ có giá trị gợi mở chứ không bao giờ nói hết, nói rõ. Người đọc phải tái tạo lại, tưởng tượng thêm, suy ngẫm, phân tích để sao cho từ bếp "tro" tường như tàn lại có thể "nhen thành lửa cháy", từ "viên đá con'' có thể dựng nên thành, nên luỹ, nên những lâu đài, cung điện nguy nga.
  Luận điểm 2 : chúng minh qua các bài thơ.
  có thể lấy ví dụ bài Đây thôn Vĩ Dạ của HMT
  một trongn hững bài thơ phức tạp và bí ẩn nhất trong phong ttrao thơ mới
   Cần có phần giải thích. Sau đó mới đến bình luận và chứng minh. Giải thích, phân tích thì lấy dchung ở bài thơ của CLV. Còn bluan, cminh thì lấy dchung ở bài khác

1 nhận xét:

  1. Videoslot youtube : vimeo
    vimeo is an youtube mp3 educational resource for learners from all around the world and with real videos, students can enjoy them at a variety of  vimeo Videoslot Videoslot videoslots

    Trả lờiXóa