Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Hãy phát biểu suy nghĩ của mình về con đường lập nghiệp của thế hệ trẻ ngày nay

Hỏi:
Cô và các bạn giúp mình đề này với ạ .Từ tâm sự của người Lữ khách đi trên con đường cát trong Sa đoản hành ca của Cao B Quát, e hãy phát biểu suy nghĩ của mình về con đường lập nghiệp của thế hệ trẻ ngày nay.

Trả lời:
bài viết có 2 phần :
1. tâm sự của Lữ khách
Bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát được Cao Bá Quát sáng tác khi đi qua vùng đất đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị để về kinh đô dự thi. Trong bài thơ, tác giả mượn hình ảnh người đi trên bãi cát khó nhọc để hình dung con đường mưu cầu danh lợi đáng ghét mà ông buộc phải theo đuổi, cũng như sự bế tắc của xã hội nhà Nguyễn lúc đó.

Tâm trạng của lữ khách : chán nản ( 6 câu đầu), bế tắc ( 4 câu cuối).

ð Sự vô nghĩa của chế độ khoa cử làm ông muốn thoát ra khỏi chúng.

- Câu hỏi ở câu thơ cuối : -> lời nhắc nhở , thúc giục tìm kiếm lối thoát, tìm kiếm một đường đi mới, thoát khỏi bãi cát dài càng đi càng lún. => tư tưởng rộng lớn, sâu sắc.

 2. phát biểu suy nghĩ của mình về con đường lập nghiệp của thế hệ trẻ ngày nay,đây là luận điểm chính của bài viết
sau đây là 1 số gợi ý :
Vào Đại Học là con đường lập thân phổ biến. Từ xưa, học hành thi cử đã được xem là món “nợ công danh” phải trả. Đó cũng là một quan niệm đúng bởi học tập chính là nền tảng của tri thức và đạo đức, giúp con người tìm được chỗ đứng, địa vị trong xã hội.

– Hiện nay, vào Đại Học càng là con đường lập thân phổ biến hơn bởi:

+ Có thể tiếp thu kiến thức tạo nền tảng cho tương lai.

+ Có cơ hội tiếp cận và được đào tạo nghề nghiệp cho tương lai.

‘+ Có tấm bằng Đại Học tạo điều kiện thuận lợi hơn để tìm kiếm công việc.

– Tuy nhiên, vào Đại Học không phải là con đường lập thân duy nhất. Luôn có rất nhiều nẻo đường dẫn tới thành công.

+ Học tập từ thực tế thông qua lao động, đúc kết kinh nghiệm từ đời sống.

+ Theo học các trường đào tạo, trường dạy nghề hay tự học.


– Vì có nhiều người hiểu sai lầm rằng Đại Học là con đường duy nhất để lập thân nên tìm mọi cách để sở hữu tấm bằng Đại Học mà không xác định mục tiêu của mình trong cuộc sống, dẫn đến lãng phí tiền bạc và thời gian.

– Cũng vì cách hiểu sai này mà dẫn
 đến hệ quả là thừa thầy thiếu thợ, có lý thuyết mà không biết cách thực hành, hiệu quả và năng suất lao động thấp.

– Bài học: Chọn con đường lập thân là một điều hết sức quan trọng. Vì thế, dù đi theo con đường nào, cũng cần phải xác định năng lực bản thân, nhu cầu của xã hội, điều kiện của gia đình để từ đó đặt mục tiêu và lên kế hoạch thực hiện đúng đắn và phù hợp. Có rất nhiều con đường để đi, hãy sáng suốt chọn lựa và kiên trì với sự lựa chọn của mình.


Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Nhận xét về mối quan hệ giữa tác giả và độc giả nhà thơ Chế Lan Viên viết

Hỏi:
Đề ra: Nhận xét về mối quan hệ giữa tác giả và độc giả nhà thơ Chế Lan Viên viết :
“ Mình là ta đấy thôi, ta vẫn gửi cho mình
Sâu thẳm là mình ư? Lại là ta đấy
Ta gửi tro mình nhen thành lửa cháy
Ta gửi viên đá mình lại dựng nên thành.”
Nhờ mọi người giúp em dàn bài chi tiết cho đề này, các dẫn chứng lấy trong các tác phẩm văn học 11

Trả lời:
 luân điểm 1: phân tích , chỉ ra ý nghĩa của bài thơ :trong quan niệm của Chế Lan Viên, người đọc hiển nhiên trở thành người đồng sáng tạo với nhà thơ. Và sự sáng tạo của người đọc nhiều khi tạo ra cho tác phẩm những ý nghĩa mới mà chính tác giả, người sáng tạo ra tác phẩm cũng không ngờ đến
 Việc đồng sáng tạo của người đọc cũng là một quy luật tất yếu trong tiếp nhận thơ ca. Bởi vì “không nên quan niệm tác phẩm như một cái gì đó cố định, bất biến, trái lại về hình thức cũng như về nội dung, nó mang ý nghĩa của một cuộc đối thoại” (Huỳnh Như Phương) . Và cuộc đối thoại trong tác phẩm thơ chính là cuộc đối thoại giữa tác giả và người đọc mà trong đó người đọc là người đồng sáng tạo, là người viết tiếp những trang thơ, là đối tượng mà nhà thơ luôn hướng đến. Điều này đối với Chế Lan Viên không chỉ là quan niệm mà còn là một tâm niệm, một ý thức trách nhiệm của người cầm bút: “Tôi viết cho ai? Cho cả mọi người” (Nghĩ về thơ).
 Hai câu đầu: Mình là ta đấy thôi, ta vẫn gửi cho mình. Sâu thắm mình ư? Lại là ta đẩy! Hai câu thơ thể hiện quan niệm sâu sắc của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với bạn đọc cũng như trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, bạn đọc luôn có sự đồng cảm với nhà văn. Sự đồng cảm phải có được nơi tận cùng "sâu thắm " thì tác phẩm mới thực sự là tiếng nói chung, là nơi gặp gỡ của tâm hồn, tình cảm con người,
 Hai câu sau là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc: Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy, Gửi viên đá con, mình dựng lại nên thành. Nhà văn viết tác phẩm văn học là sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều đã được gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật và nghệ thuật chỉ có giá trị gợi mở chứ không bao giờ nói hết, nói rõ. Người đọc phải tái tạo lại, tưởng tượng thêm, suy ngẫm, phân tích để sao cho từ bếp "tro" tường như tàn lại có thể "nhen thành lửa cháy", từ "viên đá con'' có thể dựng nên thành, nên luỹ, nên những lâu đài, cung điện nguy nga.
  Luận điểm 2 : chúng minh qua các bài thơ.
  có thể lấy ví dụ bài Đây thôn Vĩ Dạ của HMT
  một trongn hững bài thơ phức tạp và bí ẩn nhất trong phong ttrao thơ mới
   Cần có phần giải thích. Sau đó mới đến bình luận và chứng minh. Giải thích, phân tích thì lấy dchung ở bài thơ của CLV. Còn bluan, cminh thì lấy dchung ở bài khác

Sức mạnh thực sự của một quốc gia không phải ở chỗ nhiều tiền hay có một đội quân thiện chiến được trang bị vũ khí tối tân hiện đại mà ở lòng dân

Hỏi :
Cô giúp e đề này với ạ!!! 
Có người cho rằng: "Sức mạnh thực sự của một quốc gia không phải ở chỗ nhiều tiền hay có một đội quân thiện chiến được trang bị vũ khí tối tân hiện đại mà ở lòng dân".
Là một công dân trong thời đại ngày nay, anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên.
E cảm ơn cô nhiều!!!


Trả lời:
Dưới đây là những nét chính cần có:
1
Giới thiệu và giải thích ý kiến
- Sức mạnh thật sự của một quốc gia là yếu tố đánh giá tổng thể nội lực của một đất nước, đặc biệt là khi đặt nước đó trong tương quan với một nước khác. Thông thường, người ta xem sức mạnh nền kinh tế và tiềm lực quân sự là yếu tố quyết định thực lực của một đất nước.
- lòng dân: ý chí, tinh thần đoàn kết của nhân dân.
=> Ý kiến khẳng định: lòng dân là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sức mạnh của một đất nước, đặc biệt là trong hoàn cảnh đất nước bị đe dọa từ các thế lực bên ngoài.
2
Bình luận ý kiến: (1,5 điểm)
- Từ xưa đến nay, lòng dân là sức mạnh vô địch để bảo vệ Tổ quốc và thúc đẩy nền kinh tế của đất nước.
- Hiện nay, sự yên bình của đất nước ta đang bị đe dọa nghiêm trọng từ phía Trung Quốc. Với sức mạnh kinh tế, quân sự của mình, Trung Quốc đang nuôi dã tâm bá chủ trên biển Đông. Trước sự ngang ngược của Trung Quốc, nhân dân ViệtNamđã thể hiện lòng yêu nước, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc.
- Phát huy sức mạnh lòng dân là điều đặc biệt quan trọng trong lúc này, tuy nhiên, để chiến thắng trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước, cần có nhiều yếu tố khác: chủ trương, đường lối lãnh đạo sáng suốt, tăng cường phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, tận dụng tối đa sự ủng hộ của dư luận quốc tế,…
3
Bài học nhận thức và hành động: (0,5 điểm)

- nhân dân ViệtNamdưới sự lãnh đạo của Đảng đoàn kết một lòng ,phát huy sức mạnh tổng thể để bảo vệ chủ quyền dân tộc và xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.

Giọng điệu của Tú Xương qua bài thơ Vịnh Khoa Thi Hương

Hỏi:
Anh chị hãy phân tích thái độ, giọng điệu của Tú Xương với chế độ thi cử đương thời gian bài thơ Vịnh Khoa Thi Hương

Trả lời:

Câu kết là tâm sự đau xót, chua chát của nhà thơ trước hiện thực đất nước. Câu thơ vừa là lời tự vấn mình, vừa hướng đến những người đồng môn. Bài thơ thể hiện nỗi đau đớn xót xa của nhà thơ trước vận mệnh dân tộc. Nỗi đau đớn xót xa ấy thể hiện tác giả là người trọng danh dự, danh dự của các trí thức nho học và là người có tấm lòng với dân với nước. Là con người biết trọng danh dự, với tấm lòng lo nước thương đời, ông Tú muốn đánh thức ý thức dân tộc trong con người Việt nam, nhất là những người tài, những người có trách nhiệm và có khả năng cứu nước, cứu đời. Giọng điệu chính của bài thơ là giọng điệu trào phúng, nhưng ở hai câu kết, tác giả đã dùng giọng điệu trữ tình.